4. Kỳ Môn Độn Giáp Nhập môn
Kỳ môn Độn giáp là chương trình thiên về thực tiễn và ứng dụng của Phong thủy Lưu gia. Kỳ môn thiên về thực tiễn là bởi vì kiến thức đó gắn với công việc, cuộc sống và các sinh hoạt thường nhật của chúng ta; Kỳ môn thiên về ứng dụng bởi vì nó kết nối với tất cả các nội dung trong lĩnh vực Huyền học như Dịch học, Phong thủy học, Bát tự v.v. tính ứng dụng của Kỳ môn cũng gắn liền với kiến thức về Y học, Thiên văn địa lý, Nhân tướng học, Kiến trúc; Kỳ môn cũng gắn với kiến thức văn hóa xã hội khác. Có hai nội dung quan trọng trong học tập Kỳ môn: thứ nhất là lập trận đồ Kỳ môn ; thứ hai là luận trận đồ Kỳ môn . Trong nội dung của phần Kỳ môn Độn giáp I, chúng ta sẽ làm quen với các kiến thức, phương pháp và các bước tiến hành để xây dựng một trận đồ Kỳ môn. Đó là:
Xây dựng trận đồ Kỳ môn dựa trên 24 tiết khí: Tiết khí là khái niệm quan trọng dùng để chỉ đạo tất cả các hoạt động nông nghiệp của người Trung quốc xưa. Người xưa dựa vào sự vận hành tuần hoàn và vị trí của mặt trời với trái đất để định ra các tiết khí, mỗi tiết khí khoảng 15 ngày. Các tiết khí gồm: Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn, Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trạch, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xứ thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng. Khái niệm và ứng dụng tiết khí bắt đầu từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, và cho đến ngày nay vẫn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì lẽ đó, Kỳ môn Độn giáp mới có tính khoa học đặc biệt của nó.
Lục thập hoa giáp là một trong những nội dung chủ yếu để hình thành trận đồ Kỳ môn. Trong Lục thập hoa giáp có hai khái niệm tiêu biểu là Thiên Can và Địa Chi. Sự phối hợp của Can và Chi được người xưa dùng để ghi lại năm tháng ngày và giờ. Trong Kỳ môn Độn giáp, Lục thập hoa giáp ngoài việc dùng để ghi lại thời gian, còn dùng để tính trạng thái của Can, ví dụ Giáp thuộc Mộc trưởng sinh tại Hợi, đế vượng tại Mão, mộ tại Mùi v.v. Có nghĩa là một sự việc nào đó nếu lấy Giáp là biểu tượng ( dụng thần) thì ta sẽ có được vòng chu kỳ từ khi hình thành đến lúc kết thúc của sự việc đó.
Phương pháp tìm Phù đầu . Khi Can và Chi kết hợp hết với nhau ta sẽ có các ký hiệu để biểu thị ngày, tổng cộng có 60 ngày. Ví dụ: Giáp tí, Ất sửu, Bính dần, Đinh mão, Mậu thìn, Kỷ tị, Canh ngọ, Tân mùi, Nhâm thân, Quí dậu, Giáp tuất, Ất hợi, Bính tí, Đinh sửu, Mậu dần v.v. “Phù đầu” tức là ký hiệu đứng đầu. Phù đầu cho ta biết ngày đó thuộc tiết khí nào, mỗi tiết khí có 15 ngày, chia làm 3 nhóm gồm Thượng – Trung – Hạ nguyên, do đó ký hiệu đứng đầu mỗi nhóm 5 ngày gọi là Phù đầu. Trong Kỳ môn, phù đầu chỉ hai ký hiệu Giáp và Kỷ. Biết được Phù đầu mới biết được số trận của Kỳ môn.
Phương pháp tìm T uần thủ . Theo cách gọi xưa “ Tuần ” là 10 đơn vị, mỗi tháng chia là 3 đơn vị: Thượng tuần, Trung tuần và Hạ tuần. Tuần thủ là ký hiệu đứng đầu của một Tuần, tức mười ngày. Trong kỳ môn từ ngày Giáp tí đến ngày Quí dậu có tổng cộng là mười ngày, do đó Giáp tí chính là Tuần thủ trong Tuần mười ngày đó. Biết được Tuần thủ ta mới biết được các yếu tố nào mang tính quyết định và chi phối toàn diện công việc đang đề cập đến.
Trong Kỳ môn, còn có nhiều các yếu tố phản ánh bản thân sự việc hoặc sự việc trong chuỗi liên kết thuộc tập hợp các thông tin như: Thiên thời là yếu tố mang tính quyết định, nhấn mạnh về thời gian, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị và yếu tố văn hóa. Yếu tố thiên thời lấy Cửu tinh làm đại diện: Thiên Bồng tinh, Thiên Nhậm tinh, Thiên Xung tinh, Thiên Phò tinh, Thiên Anh tinh, Thiên Nhuế tinh, Thiên Trụ tinh, Thiên Tâm tinh, Thiên Cầm tinh. Các yếu tố này giúp ta biết được “ lúc nào làm việc gì?”. Địa lợi là không gian, địa lý, khu vực v.v. trong Kỳ môn Cửu cung là đại diện cho yếu tố Địa lợi, cho ta biết được kế hoạch thực hiện ở nơi nào là lý tưởng nhất. Nhân hòa là mối quan hệ giữa các thành viên với nhau từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Kỳ môn lấy Bát môn làm dụng thần: Hưu môn, Sinh môn, Thương môn, Đỗ môn, Cảnh môn, Tử môn, Kinh môn, Khai môn. Bát môn cho ta biết được ai có thể thực hiện công việc này. Thần trợ là những thông tin, tính hiệu trừu tượng mà chúng ta không quan sát được như trường vũ trụ, yếu tố may mắn v.v. thông qua đó ta biết được công việc mà chúng ta đang quan tâm có “ quý nhân phù trợ” hay không. Kỳ môn lấy Trực phù, Đằng xà, Thái âm, Lục hợp, Bạch hổ, Huyền vũ, Cửu địa, Cửu thiên gọi chung là Bát thần làm sở chỉ.
Xây dựng trận đồ Kỳ môn . Trận đồ Kỳ môn được xây dựng dưới một mô hình đa chiều nhằm mô phỏng một sự việc và cách diễn tiến của sự việc theo một ngôn ngữ riêng. Mô hình đa chiều đó là một tập hợp các yếu tố vừa mang tính biểu trưng, vừa có phân tích, vừa có thể định lượng và định tính, lại vừa có khả năng tiên tri. Các yếu tố tạo nên mô hình đó gồm: Thời gian, được viết theo Can – Chi , Tam kỳ Lục nghi dùng Thiên can biểu thị ; Trực phù và Trực sử, hai yếu tố có tính chi phối sự việc; Cửu Tinh, yếu tố chỉ về thời gian; Bát môn, yếu tố chỉ về nhân hòa; Bát thần yếu tố mang tính tiềm ẩn; cấu trúc, yếu tố chỉ sự diễn tiến của sự việc liên quan.
Cách đọc hiểu một trận đồ Kỳ môn Độn giáp . Trong phần Kỳ môn I, chưa đi sâu vào phân tích một trận đồ Kỳ môn mà chỉ dừng lại ở việc đọc nội dung của nó. Để đọc hiểu nội dung của một trận, chúng ta phải hiểu một số nội dung như: tính ngũ hành của Bát quái, sự phục vịnh và phản vịnh của Cửu tinh và Bát môn; sự sinh, vượng, tử, tuyệt của Thiên can; các khái niệm Không vong và Mã tinh.