PHƯƠNG PHÁP HỌC PHONG THỦY ( PHẦN 2 )
Vững lý luận chắc thực tiễn, dựng xây cuộc sống hài hoà
Về phương pháp học phong thuỷ, cần phải nội dung quan trọng thứ hai, các giai đoạn trong học phong thuỷ mà người học phong thuỷ phải trải qua.
Thầy Thanh Nguyên Hành Tư một cao tăng của phái Thiền Tông đời Đường đã chỉ rõ ba cảnh giới trong phép tu thiền như sau: cảnh giới thứ nhất, nhìn núi thấy đó là núi, nhìn sông thấy đó là sông; cảnh giới thứ hai, nhìn núi nhưng dường như không phải là núi, nhìn sông nhưng dường như không phải là sông; cảnh giới thứ ba, nhìn núi vẫn thấy là núi, nhìn sông vẫn thấy là sông. Trong phong thuỷ nói riêng và các môn học khác nói chung cũng phải trãi qua ba giai đoạn như vậy mới có thể đạt được kết quả! Phong thuỷ học lưu truyền đến ngày nay bởi hai hệ phái phong thuỷ lớn. Trong đó, phái phong thuỷ Loan đầu cũng còn gọi là phong thuỷ Hình Thế, nhấn mạnh yếu tố Hợp Tình, chủ yếu tập trung ở Giang tây; phái phong thuỷ Lý Khí, đề cao yếu tố Hợp Thời, tập trung chủ yếu ở vùng Phúc Kiến. Khi nói về Hình Thế là bàn đến mối quan hệ giữa các phương vị ( không gian), khi nhắc đến Lý Khí là luận mối quan hệ về thời gian. Các yếu tố Hình thế và Lý khí, không gian và thời gian phải đặt chung trong mối quan hệ hữu cơ mới hình thành một hệ thống phong thuỷ hoàn chỉnh. Có nghĩa là trong phong thuỷ nếu chỉ biết Hình thế mà không nắm được Lý khí thì chỉ biết được Long, Huyệt, Sa, Thuỷ mà không biết được lúc nào suy, khi nào vượng; cũng như vậy, hiểu Lý khí mà không tường Hình thế thì chỉ biết suy vượng vào lúc nào nhưng không biết cuộc đất nào sinh vượng, cuộc đất nào suy vong. Trong hai hệ phái Lý khí và Hình thế, Lý khí phải được xây dựng trên cơ sở của Hình thế.
Bước đầu tiên khi học phong thuỷ. Giai đoạn này phải nắm cho tường tận các yếu tố trong phạm trù Hình thế. Trong nội dung này, chủ yếu học về các vấn đề về cơ sở lý luận, tập quan sát và rèn luyện tính kiên nhẫn. Quan sát các hình dạng của vật thể kiến trúc: vuông tròn, dài ngắn, thẳng thóm, khúc khuỷu, cao thấp, lồi lõm v.v. Trong phong thuỷ, hình dạng vật thể kiến trúc như thế nào thì sẽ có những thể hiện cụ thể ứng với hình dạng ấy. Ví dụ: một ngôi nhà toạ Bắc hướng Nam, nếu khuyết một góc nhỏ ở tay trái, ta gọi đó là cát trạch; nếu phần khuyết quá lớn, chiếm hơn một nửa thì trở thành hung trạch, hậu quả khôn lường. Tất cả những điều ấy phải dựa và sự quan sát tinh tế để đưa ra kết luận chính xác. Trong giai đoạn này chúng ta chỉ nhìn từ hình dạng bên ngoài chứ chưa thấy được sự kỳ diệu chứa đựng bên trong hình dạng đó. Như phần giới thiệu ở phía trước, người học mới chỉ bước vào cảnh giới thứ nhất: nhìn núi thấy đó là núi, nhìn sông thấy đó là sông.
Bước thứ hai trong học phong thuỷ. Trong giai đoạn này, chủ yếu nghiên cứu sự tác động và ảnh hưởng của yếu tố thời gian trên cơ sở của sự biến đổi thời gian trong Tam nguyên và Cửu vận đối với yếu tố không gian (không gian sống của con người). Tới đây, chúng ta bắt đầu giai đoạn thứ hai, giai đoạn nhìn núi nhưng dường như đó không phải là núi, nhìn sông nhưng dường như không phải là sông. Trong giai đoạn này, khả năng quan sát môi trường phong thuỷ đã được nâng cao rất nhiều, người học cũng đã được trang bị một lượng kiến thức vừa phải. Do những kiến thức ấy chưa giải quyết hết tất cả các vấn đề về phong thuỷ, người học nhìn một cuộc diện phong thuỷ và điều chỉnh phong thuỷ theo xu hướng “ nhiều nhưng không tinh”. Qua một khoảng thời gian cọ sát với thực tế và tích luỹ kiến thức từ thực tế đó, việc điều chỉnh phong thuỷ sẽ chuyển sang giai đoạn “ tinh tế và có sức sống”.
Giai đoạn thứ ba trong học phong thuỷ là giai đoạn kết hợp Hình và Lý một cách nhuần nhuyễn, thành thục. Nội dung chủ yếu là nghiên cứu sự kết hợp hữu cơ giữa hai yếu tố không gian và thời gian, biết cách phân tích và lựa chọn sao cho sự kết hợp đó đạt đến trạng thái lý tưởng nhất. Nói theo cách nói của nhà Phật: giai đoạn giác ngộ! giai đoạn của cảnh giới thứ ba, nhìn núi vẫn thấy là núi, nhìn sông vẫn thấy là sông, nhưng những thứ “nhìn thấy” đã thoát ra khỏi cái vỏ của khái niệm thuần tuý “núi” và “sông”. Khái niệm núi và sông là bản thể hữu hình của tạo hoá, nó tồn tại trong thiên nhiên với vô vàn hình dạng khác nhau. Giai đoạn này là giai đoạn đỉnh cao nhận thức của con người về thiên nhiên, về sự kết hợp dung hoà giữa không gian và thời gian, sự cô đọng giữa Hình và Lý, sự kết tinh của Trời – Đất qua lăng kính của văn hoá Đông phương.
Sau khi học hết gian đoạn thứ ba, việc điều chỉnh phong thuỷ
phù hợp với điều kiện môi trường sống hiện tại, khiến muôn vàn sự việc trong đời
sống thường nhật của chúng ta đều có thể đạt được kết quả như mong muốn. Đó
chính là mục đích của việc học và vận dụng phong thuỷ !
Ngày 1 tháng 1 năm 2015
Lưu Dục Bân
Vương Khương Hải dịch