PHONG THỦY LÀ GÌ
T
hế nào là Phong thủy
Phong thủy
chỉ gió và
nước, là định nghĩa đơn giản, dễ hiểu và gần gũi nhất về hai yếu tố vật chất
trong môi trường tự nhiên. Gió và nước đều là yếu tố quan trọng trong tự nhiên,
là phần thiết yếu trong quá trình hình thành xã hội và duy trì đời sống xã hội.
Thủy có ngưng tụ có lưu chuyển, trong tự nhiên là dòng chảy, ao hồ, sông ngòi,
kênh rạch, sông sâu biển rộng. Nơi có sông lớn chảy qua đều hình thành những
thành phố lớn đó là minh chứng rõ nhất về vai trò của nước trong đời sống con
người; trong môi trường nhỏ hơn ví dụ là một ngôi nhà những khu vực có nước là
nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm, sàn rửa. Những nơi này tùy theo vị trí của
chúng trong nhà mà sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến những người sống trong ngôi
nhà đó. Thế nên trong Phong thủy có câu “ Kim thủy đa tình” ( nơi không có nước
mà có nước sẽ ảnh hưởng đến hôn nhân ). Phong có tụ có tán, trong tự nhiên vừa
chỉ là gió, vừa chỉ là khí, khi động là gió, khi tĩnh là khí. Vùng ven biển
hình thành được khu dân cư đông đúc là do có núi hoặc doi đất vươn ra phía biển
che chắn giúp cho phong tàng khí tụ con người mới có thể cư ngụ được. Trong một
môi trường nhỏ hơn ví dụ ngôi nhà, những nơi mang ý nghĩa của phong là cổng, cửa,
giếng trời, khoảng lùi trước sau là những nơi mà gió và khí bên trong và bên
ngoài có thể trao đổi được với nhau, hoặc khoảng không gian xung quanh ngôi nhà
của chúng ta như lối đi, con đường, ngã ba ngã tư… Những nơi này tùy theo vị
trí của chúng mà sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến những người sống trong ngôi nhà
đó. Thế nên trong phong thủy học mới có những câu như Khôn phong sát phu ( gió ở
Tây Nam người chồng yểu mệnh). Phong (
风
) trong phong thủy còn chỉ khái niệm đỉnh núi (
峰
) do đặc điểm ngữ âm học đồng âm đồng nguyên, nên chúng
có thể mược nghĩa nhau, nên phong thủy học mới có câu: vô Tân bất quý, vô Cấn bất
phú ( núi phía Tây sẽ sinh ra sự danh giá, núi phía Đông bắc sẽ sinh ra sự giàu
có)
Phong thủy không chỉ dừng lại ở
khái niệm gió và nước, dựa vào bản chất hiện tượng của chúng, gió khởi từ đất,
khí từ dưới đi lên, nước từ trên trời rơi xuống mà người ta còn phân định Âm Dương.
Âm dương phải cân bằng, hài hòa thì vạn vật mới sinh sôi phát triển được, người
xưa có câu “ Mưa thuận gió hòa”, cũng chính là xem trọng sự cân bằng trong âm dương
ấy. “ Cô âm bất trưởng, độc dương bất sinh”, cũng nhấn mạnh đến ý nghĩa của một
chỉnh thể, có âm mà không có dương thì vạn vật cũng không phát triển và ngược lại
cũng vậy.
Gió và Nước là một phần của thế
giới tự nhiên, Phong và Thủy là hai khái niệm biểu trưng cùng bị chi phối bởi
hai yếu khác là không gian và thời gian, phụ thuộc vào sự vận hành và tương tác
lẫn nhau giữa các thiên thể trong vũ trụ, và mang tính chu kỳ rõ rệt. Trong cách
diễn đạt của phương Đông, khi cán sao Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Dần thì bắt đầu vào
tiết Lập xuân; Trong cách diễn đạt của phương Tây là khi kinh độ Mặt Trời bằng
315° là vị trí của điểm Lập xuân. Cho dù cách diễn đạt như thế nào không gian và
thời gian luôn là một cặp đi chung với nhau. Dân gian có câu “ không ai giàu ba
họ, không ai khó ba đời” , lại nói “ phong thủy luôn luân chuyển”. Văn hóa nông
nghiệp khiến con người coi trọng sự ổn định ít khi di chuyển. Người ta gắn bó với
ngôi nhà, cái ao, sân đình, bến nước từ đời nay sang đời khác. Sự hưng thịnh và
suy vong được ước tính bằng ba thế hệ. Đứng ở góc nhìn phong thủy trong một thời
gian và không gian nhất định, Phong mang yếu tố tích cực, Thủy mang yếu tố tiêu
cực; ngược lại trong một không gian và khoảng thời gian nhất định, Thủy mang lại
sự phồn thịnh và Phong đưa đến sự suy vong. Từ ý nghĩa thực tiễn đó Phong Thủy
còn mang ý nghĩa Vượng Suy.
Phong và Thủy tồn tại trong một
không gian và thời gian nhất định, khi không gian và thời gian thống nhất với
nhau gọi là Đương vận, khi không gian và thời gian không thống nhất với nhau gọi
là Thất vận. không gian đương vận cần phải có khí gọi là phương chính thần,
không gian thất vận cần phải có thủy gọi là phương linh thần. Người xưa nói “
chính thần bách bộ thủy thành long”, phương chính thần phải có khoảng cách nhất
định thì mới có sự thay đổi. Trong ý nghĩa của sự vận dụng đó, Phong Thủy còn
mang một khái niệm khác đó là Chính thần và Linh thần.
Như vậy, từ một khái niệm chỉ yếu
tố vật chất tồn tại trong tự nhiên là nước và gió, tùy theo góc độ khái niệm thực
tế, ứng dụng, tính chất mà khái niệm Phong Thủy còn có các khái niệm phái sinh Âm
– Dương,
Vượng – Suy, Chính thần – Linh
thần, phong thủy tự thân cũng mang tính triết học biện chứng, từ trực quan về một
thực tế sinh động phát triển đến tư duy trừu tượng!